Phân tích lợi nhuận gộp - Bí mật đằng sau những con số | Digiwin Software (Vietnam)

Phân tích lợi nhuận gộp – Bí mật đằng sau những con số

PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN GỘP

Bí mật đằng sau những con số

Xét từ phương diện kinh doanh, hiện nay phần lớn các ngành đều có lợi nhuận thấp và áp lực lớn về cạnh tranh chi phí; khách hàng thường xuyên yêu cầu costdown, trong khi chi phí của công ty lại có xu hướng tăng. Song song đó, xét từ khía cạnh quản lý doanh nghiệp thì một số công ty có chu kỳ tính toán giá thành khá dài và không thể xuất báo cáo đúng hạn, chi phí thị trường dao động lớn khiến quản lý cấp cao không có cơ sở dữ liệu để đưa ra quyết định và chiến lược hiệu quả, dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa lợi nhuận gộp thực tế và dự kiến.

Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu sơ bộ về Năng lực hạch toán nhanh giá thành, thấy được sự phức tạp trong đó và khối lượng công việc phải xử lý bằng thủ công nếu không có hệ thống hỗ trợ. Trong bài này, chúng ta tiếp tục thông qua một tình huống thực tế để làm rõ cách cải thiện tốc độ nắm bắt lợi nhuận gộp, cũng như nâng cao khả năng phân tích lợi nhuận, xem doanh nghiệp làm sao có thể phân tích và lập kế hoạch cho lợi nhuận bán hàng trong tình huống có rủi ro mất đơn hàng.

Câu chuyện thực tế

1. Tổng quan công ty

Công ty cổ phần ắc quy OO là một công ty sản xuất ắc quy axit chì, có mô hình quản lý như sau:
– Nhận đơn hàng: Đài Loan, Mỹ
– Mua hàng: Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ
– Sản xuất: Việt Nam.
– Đặc biệt, việc phân công sản xuất tại Việt Nam không dựa vào lệnh sản xuất mà dựa trên kế hoạch sản xuất, vì vậy không thể phân bổ chính xác chi phí nguyên liệu và chi phí hao hụt.

2. Tầm nhìn công ty

Trước đây, cơ sở sản xuất của công ty được đặt tại Trung Quốc, do sản phẩm không đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của Trung Quốc, công ty đã chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam từ hơn 10 năm trước, với mong muốn tận dụng lợi thế chi phí của Việt Nam để tạo không gian lợi nhuận. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế Việt Nam, các chi phí khác nhau cũng không ngừng gia tăng, điển hình như phúc lợi nhân viên, khiến không gian lợi nhuận dần bị thu hẹp. Do đó, công ty hy vọng thông qua việc tính toán giá thành chính xác để duy trì lợi nhuận hiện có. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải kiểm soát tốt lợi nhuận đơn hàng để giành được nhiều đơn hàng hơn với lợi nhuận hợp lý, từ đó tạo ra doanh thu lớn hơn.

Các vấn đề quản lý và mục tiêu cải thiện

1. Nút thắt trong quản lý

2. Mục tiêu cải thiện

  • Nâng cao tiêu chuẩn báo giá và khả năng kiểm soát lợi nhuận gộp.
  • Nâng cao khả năng kiểm soát số liệu và thực tế, và tính toán chi phí nhanh chóng.
  • Cải thiện năng lực quản lý hiện trường sản xuất.
  • Nâng cao khả năng phân tích lợi nhuận gộp bán hàng thực tế.

Các biện pháp cải thiện năng lực nắm bắt lợi nhuận gộp

1. Hợp nhất kế toán

Điều chỉnh hình thức bổ chi phí của vật liệu do khách hàng cung cấp vào chi phí gia công sang mô hình nhập nguyên liệu gia công, từ đó kết toán chi phí trực tiếp tại nhà máy ở Việt Nam.

2. Nâng cao khả năng quản lý hiện trường sản xuất

Thông qua việc tổ chức và xây dựng quy trình gia công, tăng cường biện pháp quản lý và nâng cao khả năng kiểm soát hiện trường sản xuất.

3. Nâng cao tiêu chuẩn báo giá và khả năng kiểm soát lợi nhuận gộp

Xây dựng dữ liệu chi phí chuẩn hoàn chỉnh, để chi phí tiêu chuẩn và chi phí thực tế chính xác hơn, từ đó có thể liên tục tối ưu báo giá.

4. Nâng cao khả năng phân tích lợi nhuận gộp bán hàng

Phân loại theo khoảng cách lợi nhuận gộp, kết hợp với phân tích chiến lược bán hàng nhằm tìm ra các vấn đề then chốt.

Ví dụ: Làm thế nào để nâng cấp sản phẩm hạng D lên hạng C?

Biện pháp đề xuất: chọn lọc các sản phẩm hạng D có số lượng bán lớn, tiến hành đánh giá và tối ưu sản xuất, trường hợp có thể cải thiện thì sẽ tính được mức lợi nhuận tăng lên.

5. Lập kế hoạch phân tích lợi nhuận bán hàng

Tiến hành phân tích và lập kế hoạch lợi nhuận bán hàng, đưa đề xuất cải thiện. Ví dụ: Làm thế nào để cải thiện một cách hiệu quả chiến lược bán hàng của sản phẩm có lợi nhuận thấp.

  • Sử dụng phương án báo giá khác nhau cho khách hàng mới và khách hàng cũ.
  • Đối với sản phẩm có chi phí nhập hàng cao, xem xét khả năng tự sản xuất.
  • Định nghĩa cấp bậc chiến lược bán hàng của sản phẩm, cải thiện vấn đề sản phẩm lợi nhuận thấp đang chiếm tỷ lệ quá cao.

6. Nâng cao năng lực phân tích và đọc hiểu dữ liệu của các bộ phận cốt lõi

Các phòng ban phối hợp phân tích dữ liệu, hiểu rõ mục đích và nâng cao khả năng thực hiện.

  • Bộ phận kinh doanh: Phân tích và tìm ra những yếu tố tiềm ẩn ảnh hưởng việc đạt được hiệu quả, đồng thời đề xuất giải pháp.
  • Bộ phận quản lý: Đề xuất phương án giảm chi phí cho các nhóm sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận thấp, và thảo luận phương pháp thực hiện với bộ phận sản xuất.
  • Bộ phận quản lý kho: Thông qua báo cáo lãi lỗ BI để xem xét các thói quen xấu trong quá khứ và đề xuất phương pháp cải thiện.

Kết luận: hiệu quả quản lý được nâng cao đáng kể

Sau một thời gian thực hiện các biện pháp cải thiện trên, công ty đã đạt được những cải thiện đáng kể trong cả hoạt động bán hàng và sản xuất.

 

Nhận tài liệu và dịch vụ tư vấn

WB003008
*Lãnh thổ: *Tên công ty: *Người liên lạc: *Số điện thoại: *E-mail: *Bộ phận: *Chức danh:

Lời nhắn:

Vui lòng chọn nội dung phù hợp:


*Vui lòng nhập mã xác nhận: Mã xác nhận:

Please wait while processing

X

資料己送出

如需要立即的支援與服務, 請直撥免付費專線 0800-888-162,謝謝!

資料下載

繼續瀏覽網站

 
028-73070788